Vị trí địa lý:

Đảo Hòn Thị thuộc địa phận xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Đảo nằm ở phía Bắc  cách Tp.NT khoảng 20km, nằm ven biển Bắc Nha Trang, giữa một đầm vịnh rộng, sâu, kín gió, thuyền bè ra vào thuận lợi và được bao bọc xung quanh bởi các đảo lớn nhỏ khác.

Phía trước có hòn Cù Lao, hòn Sầm, hòn Lăng ……phía sau có hòn Rớ, bán đảo hòn Hèo. Án ngữ hai phía mặt biển là mũi Kê Gà (Vĩnh Lương) ở hướng Tây Nam và mũi Đá Chồng (Ninh Vân) ở hướng Đông Nam. Tương truyền, trên đảo có nhiều cây thị nên nhân dân gọi tên đảo này theo cây rừng ở đây.

Đảo Hòn Thị
Hòn Thị là một hòn đảo có nét đẹp hoang sơ với nhiều loài động vật được nuôi dưỡng

Đảo Hòn Thị có chu vi 6.750m, với chiều dài trung bình là 2.175m, chiều rộng là 1.850m. Trên đảo có mặt bằng canh tác khá rộng khoảng 50ha lại có nước ngọt nên ngay từ xưa đã có con người sinh sống cùng với địa hình hiểm trở. Núi cao, nhiều gộp đá tự nhiên dựng thành hang xuyên sâu vào lòng núi với nhiều ngõ nghách quanh co có thể cất giấu lương thảo, đạn dược và làm nơi trú ẩn.

Ở phía đông, thềm đảo có rừng đước, bần rễ vươn rộng móc nối vào nhau như một bức tường thành giữ đất cho đảo. Từ thuở khai sơn lập địa, cư dân Hòn Thị lấy nghề trồng trọt và chăn nuôi làm chính. Còn đánh bắt thủy sản chỉ là nghề phụ, mặc dầu đầm Nha Phu lắm tôm nhiều cá. Đất trồng trọt của Hòn Thị khá màu mỡ, đặc biệt thích hợp với loại cây ăn quả lâu năm như me, xoài, mít, dừa….các loại cây lương thực như khoai, sắn, ngô…

Với vị trí địa lý và đặc điểm phong thủy có nhiều ưu thế về tự nhiên và kinh tế như vậy, đảo Hòn Thị đã trở thành căn cứ quan trọng dưới thời Tây Sơn và trong cuộc kháng chống thực dân Pháp và đế quốc My.

Căn cứ Hòn Thị với những diễn biến lịch sử:

Năm 1771, khởi nghĩa TS nổ ra và đến năm 1775 thì vùng đất phủ Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay ) hoàn toàn dưới sự quản lý của Tây Sơn mãi đến năm 1795 trong quá trình giao tranh với quân Nguyễn Anh ở Gia Định, quân Tây Sơn đã tập trung xây dựng ở phủ Diên Khánh.

Đặc biệt là ven biển Bắc Nha Trang 5 pháo đài gọi là Ngũ Đài Sơn, gồm có Yên Sơn (Hòn Khói), Ninh Sơn, Cù Sơn (Hòn Thị), Tiên Sơn (Hòn Hèo) và Lương Sơn. Trong Ngũ Đài Sơn thì Hòn Thị ở vị trí trung tâm.

Can Cu Tinh Bao Hon Thi Nha Trang
Căn cứ tình báo ngày nay

Đây là một căn cứ thủy quân được xây dựng  (1778) do hai đô đốc Nguyễn Văn Kiên và Đinh Văn Tiết thống lãnh chỉ huy, lực lượng gồm có 30 thuyền chiến và 16 vạn thủy binh. Căn cứ Cù Sơn cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi tiếp tế lương thực, nước ngọt cho đại quân Nguyễn Huệ những lần tấn công Gia Định bằng đường biển cho đến phong trào Cần Vương chống Pháp 1885 ở Khánh Hòa do Trịnh Phong lãnh đạo đã xây dựng ở đây một căn cứ kháng chiến.

Năm 1945, cách mạng Tháng 8 thành công, để chuẩn bị đối phó âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, Hòn Thị trở thành căn cứ bảo vệ cho chiến khu Hòn Hèo, đồng thời một trạm tình báo quân khu V đã đóng ở đây, đây cũng là trạm chuyển tiếp liên lạc với quân và dân trong tỉnh từ  1945-1954.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Mỹ ngụy đã xóa trắng vùng này không cho dân ở, tăng cường bố ráp, càn quét khu vực này trong 20 năm liền.

Đảo Hòn Thị với chiến lược phát triển du lịch:

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng dân cư trở về chốn cũ để sinh cơ lập nghiệp. Nhờ chính quyền xã, huyện động viên, khuyến khích và có sự đầu tư thích đáng để xây dựng trường học, bệnh xá….chẳng mấy chốc cư dân ở đảo đã ổn định cuộc sống trong sự phát triển chung của đất nước.

Năm 1988, do những yêu cầu bức thiết về việc khai thác thế mạnh của đảo Hòn Thị trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Hòn Thị được nhà nước giao cho Công ty 18/4 với chức năng nuôi khỉ thuần chủng cung cấp cho Nga để nghiên cứu khoa học. Trên hai mươi hộ dân ở Hòn Thị được di chuyển vào đất liền sinh sống.

 

Khỉ nuôi dưỡng trên đầm nha phu rất dễ thương và thú vị
Bầy khỉ tinh nghịch đáng yêu ngày nay

Với chiều dài lịch sử trên 200 năm, Hòn Thị hội tụ đầy đủ những yếu tố của một khu du lịch hiện đại: có núi cao, hang sâu thích hợp với những người thích phiêu lưu mạo hiểm, có bãi tắm cát mịn với những ghềnh đá  nên thơ, có rừng đước xanh mượt nỗi trồi lên mặt nước có thể ngồi câu cá, có rừng dừa bạt ngàn và rừng xoài cổ thụ, có những ngôi miếu cổ với bao câu chuyện dân gian đượm màu huyền thoại, có đầm Nha Phu lắm tôm nhiều cá có thể đua thuyền hoặc lướt ván…

Từ cảng Đá Chồng qua Hòn Thị mất khoảng 15 phút, khoảng thời gian đó đủ cho quý khách ngắm nhìn khung cảnh xung quanh đầm Nha Phu. Lần đầu tiên đặt chân lên Hòn Thị, ai cũng có cảm giác yên bình đến dễ chịu và người ta tưởng tượng ngay ra khung cảnh ấy, tạo ra nơi vui chơi, giải trí vừa dân tộc vừa hiện đại chính là tôn tạo và phát huy bản sắc của đảo, bắt đầu từ việc phục hồi các di tích như Đình làng, miếu Các Bác, Lăng Ông, Miếu Bà… Đặt biệt là việc thăm dò tổng thể hang lớn (Hang Cách Mạng – Hang tình báo) để biến nơi đây thành một điểm du lịch trọng yếu của đảo.

Cang Da Chong Hon Thi

Việc xây dựng đảo Hòn Thị thành khu du lịch gắn liền với việc bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời ở đảo. Đó không chỉ là nhiệm vụ, là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với quá khứ hào hùng của cha ông, mà còn là một chiến lượt lâu dài trong sự phát triển chung của du lịch Khánh Hòa.

Kết hợp với điều kiện tự nhiên sẵn có với bàn tay con người đã từng bước thay đổi đảo Hòn Thị thành khu du lịch sinh thái, hiện nay trên đảo có nuôi những loại động vật quí hiếm như đà điểu Châu Phi, hươu sao…ngoài ra còn trồng một số loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như nhãn, xoài, thăng long, cam, quýt, mận…